Ung thư vú được xếp hàng đầu trong các loại ung thư phổ biến ở nữ giới theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới. Số lượng người mắc bệnh ngày một gia tăng nhanh. Tại Việt Nam, đây là căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong lớn ở nữ. Bệnh đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Tuy nhiên căn bệnh ung thư vú vẫn có thể điều trị khi được phát hiện sớm, người bệnh có thể duy trì được sự sống trong nhiều năm. Chúng ta cần chủ động theo dõi những biểu hiện bất thường trên cơ thể để chủ động khám bệnh và điều trị kịp thời.
Ung thư vú là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể.
Ung thư vú là một ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Gần đây tỷ lệ tử vong do ung thư vú có xu hướng giảm nhờ các chương trình sàng lọc, phát hiện sớm và những tiến bộ trong điều trị.
Trong ung thư vú, các tế bào vú phát triển bất thường và thường không rõ nguyên nhân. Những tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và có thể di căn sang vú hoặc các phần khác của cơ thể.
Có mấy loại ung thư vú?
Để chẩn đoán được ung thư vú thuộc loại gì có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Chụp X quang tuyến vú;
- Siêu âm vú;
- Chụp cắt lớp vi tính CT;
- Sinh thiết;
- Xét nghiệm lâm sàng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, bác sỹ có thể chia ra làm 4 loại ung thư vú gồm 2 dạng thông thường và 2 dạng hiếm gặp.
Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (Dutal Carcinoma in Stu)
Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (DCIS) là dạng phổ biến nhất của ung thư vú không xâm lấn, bắt đầu từ bên trong các ống dẫn sữa. DCIS được xếp vào nhóm “không xâm lấn” bởi vì nó không lan ra khỏi ống dẫn sữa vào bất cứ mô bình thường nào xung quanh.
Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng trong nhiều trường hợp có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư vú xâm lấn khi không chữa trị kịp thời.
Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn (Invasive Dutal Carcinoma)
Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn cũng bắt đầu từ ống dẫn sữa. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn không cố định tại chỗ mà có thể di căn, lây lan sang các khu vực khác của cơ thể, bên ngoài tuyến vú.
Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn chiếm khoảng 80% trong tất cả các trường hợp mắc ung thư vú ở phụ nữ và 90% ở nam giới.
Loại ung thư này chiếm 10 – 15% trong các trường hợp ung thư vú xâm lấn. Các tế bào ung thư bắt đầu từ tiểu thùy hoặc tuyến sữa, sau đó các tế bào ung thư lây lan khắp cơ thể tương tự như ở ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn.
Ung thư vú thể viêm (Inflamatory breast cancer)
Ung thư vú thể viêm là một dạng hiếm gặp và tiến triển nhanh của bệnh ung thư vú. Ung thư vú thể viêm thường bắt đầu với tình trạng đỏ và sưng ở vú thay vì một khối u như ở các loại ung thư vú khác. Ung thư vú thể viêm có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh có thể xấu đi trong vài ngày thậm chí vài giờ.
Bệnh Paget của núm vú
Đây là loại ung thư thường bắt đầu từ các ống dẫn sữa của núm vú. Sau đó các tế bào ác tính lan rộng ra bề mặt núm vú và quầng vú. Núm vú và quầng vú thường có vảy, gây ngứa, đỏ và cảm giác khó chịu.
Bệnh Paget của núm vú rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% của tất cả các trường hợp ung thư vú. Tuy nhiên cần để ý các triệu chứng của bệnh. Thực tế có tới 97% những người bị Paget của núm vú cũng có ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ hoặc ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn.
Nguyên nhân gây ung thư vú?
Những nguyên nhân khiến bạn mắc phải ung thư vú:
- Tuổi tác: Những phụ nữ trung niên thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Do tiền sử gia đình: Những người phụ nữ trong gia đình có người mắc bệnh (em gái, mẹ, con gái) có nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp đôi.
- Tiền sử bản thân: Người đã được chẩn đoán bị ung thư vú ở một bên vú làm tăng nguy cơ ở bên còn lại.
- Phụ nữ được chẩn đoán có khối u lành tính ở vú có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Kinh nguyệt: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi thiếu niên (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh sau độ tuổi 55 có nguy cơ nhẹ.
- Phụ nữa có con sau 30 tuổi hoặc không mang thai làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Bị thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị ung thư vú đối với cả phụ nữ trước và sau mãn kinh nhưng với tỷ lệ khác nhau.
- Sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 10 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Nguy cơ mắc ung thư vú tỷ lệ thuận với lượng rượu bia người bệnh tiêu thụ. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ mắc ung thư vú.
- Các nguy cơ liên quan đến di truyền.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
Ung thư vú chia ra làm 4 giai đoạn. Tùy theo mỗi giai đoạn thì mức độ tiến triển của bệnh cũng tăng theo:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn khởi phát này, các tế bào ung thư bắt đầu hình thành. Người bệnh có thể theo dõi trực tiếp được sự thay đổi về màu sắc núm vú. Ngoài ra kích thước hai bên ngực cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Cảm giác đau tức ngực thường xuyên. Vùng da quanh ngực cũng nhăn nheo. Với giai đoạn này tỷ lệ chữa khỏi được các bác sỹ và chuyên gia đánh giá là từ 70% – 90%.
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, các dấu hiệu ở giai đoạn 1 được biểu hiện rõ hơn. Tế bào ung thư xâm lấn rộng. Núm vú của người bệnh bị chảy dịch, thậm chí lở loét. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 50% – 70%.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến các mô tế bào khác. Nguy cơ cao xâm lấn đến các cơ và hạch bạch huyết. Khối u ác tính có kích thước đạt trên 5cm. Bên cạnh đó các mô xung quanh vú đều bị tế bào ung thư xâm lấn. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 30% – 40%.
- Giai đoạn 4: Ung thư vú đã bước vào giai đoạn cuối. Tế bào ung thư đã lan rộng các mô xung quanh và các bộ phận khác trong cơ thể như não, phổi, xương, gan… Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất.
Dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu được thể hiện thế nào?
Thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú có thể kéo dài 8 – 10 năm. Trong giai đoạn này tế bào ung thư hình thành một khối u có đường kính 1cm, không thể sờ thấy. Người bệnh khi khám sàng lọc mới có thể phát hiện được.
Từ 1cm thành khối u có đường kính 2cm cần 4 tháng. Giai đoạn này có thể phát hiện bằng sờ nắn, khám tuyến vú đúng cách.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư đầu tiên mà chúng ta có thể dễ nhận biết đó là:
- Ngực nổi mẩn đỏ;
- Da sần sùi cùng những cơn ngứa kéo dài.
Thông thường người bệnh vẫn thường phớt lờ với những biểu hiện trên vì cho rằng đó là những dạng viêm thông thường. Người bệnh mắc ung thư vú có phần da xung quanh vú thường bị đóng vảy. Ngoài ra có những chỗ bị lồi lõm kèm theo những cơn ngứa dai dẳng, khó chịu.
Nguyên nhân của triệu chứng này là do tế bào ung thư đang trong giai đoạn phát triển nhanh. Bởi vậy các mạch máu và mạch bạch huyết dưới da bị tắc nghẽn. Khi đó chất lỏng sẽ bị tích tụ dưới da và gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.
Biểu hiện ung thư vú khi có khối u, hạch ở vú, nách
Khi xuất hiện khối u ở vú, kích cỡ của vòng 1 thường bị thay đổi chênh lệch nhau. Những người phụ nữ mắc ung thư vú đã xác nhận đây chính là dấu hiệu đầu tiên họ nhận thấy khi mắc bệnh. Khối u thông thường không thể sờ thấy được trong giai đoạn khởi phát với những phụ nữ có mô ngực dày.
Các bệnh lý liên quan đến vú đều hình thành các khối u. Bởi vậy khi kiểm tra thấy xuất hiện khối u người bệnh không nên sợ hãi. Cần kịp thời đến bệnh viện thăm khám sớm nhất. Các bác sỹ sẽ kiểm tra rõ ràng nguyên nhân gây nên khối u ở vú.
Có nhiều lý do để nổi hạch như cúm, nhiễm trùng, cảm lạnh hay dấu hiệu của những căn bệnh khác. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý nếu hạch xuất hiện dưới cánh tay kèm theo khối u nhỏ. Khi bệnh ung thư vú lây lan, đây thường là nơi đầu tiên nó di căn.
Một số biểu hiện ung thư vú khi có khối u:
- Tế bào ung thư vú hình thành, khối u phát triển to ra và xâm lấn, ranh giới không rõ. Ngoài ra bề mặt khối u lồi lõm không bằng phẳng, mật độ cứng, độ di động kém, không đau.
- Khối u lành tính ở vú như u xơ vú hình thành có ranh giới rõ rệt. Bề mặt khối u trơn láng, mật độ dài, di động rõ, cảm giác có màng bao.
- Khối u do tăng sinh tiểu thùy tuyến vú thường không phải là khối u thật. Đây là sự tăng dày mô, mật độ mỏng có kèm theo sưng đau.
Đau nhói vùng ngực bên trong cảnh báo nguy cơ ung thư vú
Nguyên nhân khiến vùng ngực bị đau nhói có thể do thói quen mặc áo ngực quá chật hoặc vận động mạnh ảnh hưởng đến các cơ. Tuy nhiên khi phát hiện những cơn đau nhói đột ngột rồi bắt đầu kéo dài hơn xuất hiện cả khi ngồi hoặc nằm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Việc xuất hiện những cơn đau nhói kéo dài kèm các hạch ở ngực, nách có thể là do sự phát triển của các khối u.
Đau lưng, vai, gáy có thể là dấu hiệu ung thư vú
Khi các khối u phát triển trong mô tuyến vú sau đó mở rộng sâu vào ngực, thành ngực. Các khối u tăng trưởng ngược về phía xương sườn và xương sống thì bạn có thể cảm thấy đau ở phía lưng hơn là ở vú.
Thông thường các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú đều xuất hiện ở vùng ngực nhưng với nhiều chị em triệu chứng này còn lan ra cả vùng lưng, vai và gáy. Khối u phát triển ngược về phía xương sườn và xương sống, cảm giác đau thường tập trung tại khu vực từ giữa lưng lên bả vai. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lần như bệnh lý đau dây chằng hay đau cơ bắp nên thường bị phớt lờ khi thấy cảnh báo này từ cơ thể.
Xem thêm: Nhận biết sớm bệnh ung thư tuyến vú – Báo Tuổi Trẻ
Ung thư vú giai đoạn cuối có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng do tế bào ung thư vú lây lan sang các bộ phận cơ quan khác nhau là khác nhau:
- Di căn sang phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng ho và khó thở.
- Di căn xương thường là xương cẳng tay, cẳng chân, xương chậu, xương sọ, xương hông, xương cột sống, xương sườn. Các triệu chứng của trường hợp ung thư vú di căn xương là mệt mỏi, sút cân, đau trong xương tại các vị trí bị tế bào ung thư tấn công.
- Khi ung thư vú di căn gan các triệu chứng ban đầu sẽ không rõ ràng. Tuy nhiên càng về sau các triệu chứng càng rõ nét như chán ăn, sốt cao, sụt cân, vàng da…
- Di căn não: Người bệnh có thể bị mắt mờ, đau đầu, chóng mặt.
Có thể sống được bao lâu nếu mắc ung thư vú?
Khả năng sống của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:
- Thời gian phát hiện bệnh và giai đoạn của bệnh.
- Yếu tố ung thư vú ác tính hay lành tính của tế bào ung thư. Nếu là khối u mức ác tính cao, tốc độ lây lan nhanh thì thời gian sống ngắn và ngược lại.
- Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị ung thư vú là hoá trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ khối u… Bên cạnh đó nên cho bệnh nhân dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư. Các phương pháp trên đều nhằm mục đích triệt để tận gốc các tế bào ung thư vú di căn. Đồng thời ngăn chặn các tế bào này phát triển trở lại.
- Tinh thần và nghị lực của bệnh nhân.
- Tác dụng của thuốc với từng cơ địa người bệnh.
Người bệnh ung thư vú giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn, Bệnh viện K thì ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi phát hiện sớm, việc kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như điều trị sẽ không quá khó khăn. Số liệu thống kê thu được thì có đến 80% bệnh nhân ung thư có cơ hội chữa khỏi khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Khi bệnh phát triển sang giai đoạn 2 thì tỷ lệ giảm xuống còn 60%.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn, nếu ung thư vú được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống khỏe mạnh của người bệnh có thể là từ 15 – 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Người bệnh không nên lo lắng quá mức. Nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn trung niên và sau khi đã sinh nở nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để nhận biết các dấu hiệu xuất hiện của tế bào ung thư vú nếu có.
Tiên lượng người bệnh ung thư vú giai đoạn cuối?
Với bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn cuối tức là các tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác. Người bệnh trong giai đoạn này thường có sức khỏe yếu do các biến chứng của bệnh gây ra. Cơ hội chữa trị bệnh khỏi là rất khó.
Tuy nhiên việc điều trị tích cực có thể giúp bệnh nhân giảm đau. Đồng thời giúp ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như tăng tuổi thọ là mục đích điều trị giai đoạn này.
Người mắc ung thư vú giai đoạn cuối có thể sống được từ 1 – 3 năm hoặc thậm chí 5 – 10 năm nếu được chữa trị tốt. Nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị tích cực kết hợp với ăn uống và tập luyện đã cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả cần nhiều yếu tố và trước tiên là sự quyết tâm của người bệnh. Người mắc ung thư vú nên có tinh thần thư thái, lạc quan để điều trị bệnh tốt nhất.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối sau 5 năm là 22%. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quyết định sự sống còn đối với bệnh nhân ung thư vú.
Điều trị ung thư vú như thế nào hiệu quả nhất?
Bác sỹ Trần Nguyên Hà, Trưởng Khoa nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP HCM phân tích, các kỹ thuật điều trị ung thư vú của Việt Nam đã theo kịp và tiếp cận được với những bước tiến mới của thế giới. Nhờ vậy các bệnh nhân mắc ung thư vú có thêm nhiều cơ hội điều trị. Người bệnh không nên bi quan mà tiến hành chữa trị kịp thời để hạn chế sự lấy lan của các tế bào ung thư.
Chữa ung thư vú theo y học hiện đại
Phẫu thuật trị ung thư vú
Đa số phụ nữ bị ung thư vú đều trải qua một số dạng phẫu thuật. Có vài dạng phẫu thuật là cắt bỏ u vú, cắt bỏ vú, và cắt bỏ bạch huyết ở nách.
Cắt bỏ u vú còn gọi là phẫu thuật bảo toàn vú. Ưu điểm của cắt bỏ u vú là có thể giữ lại hầu hết bầu vú. Nhược điểm của điều này là bệnh nhân sẽ phải trải qua xạ trị sau phẫu thuật. Bệnh nhân nên tìm hiểu mọi thông tin trước khi lựa chọn giữa thủ thuật cắt bỏ u vú và cắt bỏ vú.
Sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú thì cần tiến hành tái tạo, chỉnh hình bộ phận này. Đây không được coi là phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên phẫu thuật này giúp tạo ra một bầu vú có hình dạng giống với vú tự nhiên. Các dạng phẫu thuật có thể gặp nhiều phản ứng phụ không mong muốn. Bởi vậy người bệnh sau khi phẫu thuật cần được sự theo dõi của bác sỹ để kịp thời giải quyết những bất ổn.
Xạ trị ung thư vú
Xạ trị là phương pháp chữa ung thư vú dùng cách chiếu xạ. Tức là sử dụng chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Trị liệu này có thể dùng để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú, thành ngực hoặc vùng nách sau phẫu thuật. Hai hình thức chiếu xạ bao gồm:
- Chiếu xạ vào vú từ máy móc đặt bên ngoài cơ thể.
- Đặt thẳng các hạt phóng xạ vào mô vú ở kế cạnh vùng ung thư thay vì nhắm chùm tia chiếu xạ từ bên ngoài cơ thể. Cách này gọi là liệu pháp cận phóng xạ. Phương pháp này ngoài dùng cho ung thư vú có thể sử dụng cho nhiều bệnh ung thư khác.
Hóa học trị liệu
Hóa học trị liệu nghĩa là sử dụng thuốc để chống lại ung thư. Thuốc có thể tiếp xúc với bệnh nhân bằng cách đi vào máu và lan truyền ra khắp cơ thể. Hóa học trị liệu được thực hiện theo chu kỳ hay chu trình. Phương pháp này thường gây ra các phản ứng phụ như mệt mỏi, rụng tóc. Tuy nhiên những triệu chứng này có thể kết thúc ngay sau khi kết thúc hóa học trị liệu.
Chữa ung thư vú bằng thảo dược có tốt không?
Nghệ vàng hỗ trợ điều trị ung thư vú
Nghệ là một trong số những loại gia vị đem lai màu sắc, hương vị thơm ngon cho thức ăn. Nhưng ít người biết đến trong nghệ có chứa hàm lượng lớn các chất chống khuẩn và chống viêm. Đặc biệt hàm lượng curumin trong nghệ được sử dụng trong nhiều bệnh viện để điều trị bệnh ung vú vì nó có tác dụng thu nhỏ khối u và làm tế bào u teo nhỏ.
Việc sử dụng curcumin hằng ngày an toàn cho sức khỏe và không có tác dụng phụ mong muốn.
Giảm triệu chứng ung thư vú nhờ cây trinh nữ hoàng cung
Trong dân gian, trinh nữ hoàng cung được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh: Chữa u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú… Theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra trong thảo dược này có chứa glucoancaloit, aglycon, ancaloit có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào u, kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra tế bào lympho T hoạt động tiêu diệt virut gây bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét